Khơi Dậy Sức Mạnh Và Tiềm Năng Của Đội Ngũ Trong Thời Kỳ Mới


Biến động toàn cầu đã càn quét nền kinh tế thế giới, tạo ra tình trạng thiếu lao động trầm trọng. Ngày nay, các nhà quản lý phải đối mặt một loạt vấn đề hoàn toàn mới: tìm kiếm nhân tố mới và giúp họ phát triển nhanh chóng, giúp nhân viên thích nghi với các nhiệm vụ và yêu cầu mới, đồng thời giữ chân những tài năng cốt lõi trong đội ngũ.

Đừng ngại thay đổi một phong cách liên tục để đạt kết quả một cách tốt nhất.

(Photo freepik.com)

Đọc thêm:

Mối quan hệ gắn kết là chìa khóa để phát triển và giữ chân nhân tài

Bí quyết để giải phóng sức mạnh và tiềm năng của đội ngũ là gì? Tất cả đều thông qua các mối quan hệ. Các mối quan hệ gắn kết là trọng tâm của phương pháp SLII® - phong cách lãnh đạo chủ chốt mà The Ken Blanchard Companies® đã cải tiến trong 40 năm qua.

SLII® không phải là một phương pháp lãnh đạo đơn thuần cấp trên cấp dưới, nó là một phương pháp lãnh đạo bằng sự hợp tác. Vì vậy, việc đầu tiên là cần thiết lập các mối quan hệ hài hòa với đội ngũ của bạn. Hãy chắc chắn rằng họ cảm thấy thoải mái khi chia sẻ và cần sự hỗ trợ từ bạn.

Đừng ngại thể hiện khía cạnh đa dạng của bạn. Rất nhiều nhà quản lý đưa ra một hình mẫu với các thành viên trong nhóm và cẩn thận để không để lộ bất kỳ lỗ hổng hoặc điểm yếu nào. Colleen Barrett, cựu chủ tịch của Southwest Airlines, đội ngũ ngưỡng mộ ông ấy vì tài năng và chuyên môn, nhưng họ kính phục ông ấy vì sự chân thành và cởi mở.

Để xây dựng mối quan hệ gắn kết với các thành viên trong nhóm, trước tiên bạn phải cần phải ưu tiên sự phát triển và tăng trưởng của họ. Hãy nhớ rằng bạn nên là người hiểu rõ mong muốn và định hướng những kỹ năng họ phát triển trong tương lai.


Bốn phong cách lãnh đạo chủ chốt: Mẹo và thủ thuật

Dựa trên giải pháp lãnh đạo SLII® — cụ thể là cách các nhà lãnh đạo có thể chẩn đoán mức độ phát triển của từng nhân viên với một nhiệm vụ hoặc mục tiêu, từ đó lựa chọn phong cách lãnh đạo hiệu quả nhất để giúp họ hoàn thành nó. Các phong cách lãnh đạo này bao gồm:

Nhân viên mới và chưa có kinh nghiệm (D1s): họ cần một phong cách chỉ đạo, khi ai đó chưa quen với một nhiệm vụ, họ thường rất nhiệt huyết nhưng cần nhiều hướng dẫn ở từng bước. Trường hợp này thích hợp sử dụng phong cách lãnh đạo trực tiếp. Nhưng ngay cả ở giai đoạn này hãy cẩn thận để trở thành nhà lãnh đạo độc tài. Nhà quản lý có thể yêu cầu họ báo cáo trực tiếp và đồng thời khuyến khích họ đưa ra ý kiến về những việc họ trải qua. Hãy nhớ rằng, mối quan hệ gắn kết là một con đường hai chiều ngay cả với những nhân viên mới.

Nhân viên có ít kinh nghiệm (D2s) họ cần một phong cách huấn luyện. Khi đến gần giữa giai đoạn trải nghiệm công việc, sự nhiệt tình của nhân viên mới trực có thể suy giảm và họ trở nên chán nản. Ở giai đoạn này, công việc của bạn là trở thành một người chỉ dẫn thấu hiểu và cảm thông: "Đừng lo lắng, tôi đã từng ở vị trí như bạn trước đây". Không có gì xấu hổ khi thừa nhận khi bạn đã từng thiếu kinh nghiệm và kỹ năng. Công việc của bạn với tư cách là một nhà lãnh đạo là kết nối họ với một người có thể giúp họ thực hiện những công việc đó.

Nhân viên có năng lực nhưng còn thận trọng (D3s): họ cần một phong cách lãnh đạo hỗ trợ. Trong thời gian này, họ đã có đủ các kỹ năng cần thiết để thực hiện công việc này. Tuy nhiên, họ vẫn có chút bất an và thiếu tự tin về hiệu suất của mình. Ở giai đoạn này, việc của bạn là hỗ trợ và khuyến khích họ. Hãy cổ vũ họ và trở thành nhà vô địch của họ!

Nhân viên có năng lực xuất sắc và đáng tin cậy (D4s): họ cần có phong cách lãnh đạo trao quyền. Tại một thời điểm nào đó, nhân viên của bạn sẽ trở nên thành thạo công việc đến mức họ có thể tự quản lý một dự án lớn. Mặc dù phong cách trao quyền và chuyển giao trách nhiệm là phù hợp ở giai đoạn này, nhưng đừng để nhân viên bạn cảm thấy quá áp lực! Hãy luôn cỗ vũ và truyền động lực giúp họ tiến tới. Luôn hỏi han những điều làm họ hào hứng về thách thức lớn nhất của họ là gì. Hãy tiếp thêm động lực cho họ bằng những cơ hội phát triển mới.

Đường cong phát triển lãnh đạo đi theo cả hai cách

Mô hình SLII® cho thấy hành trình phát triển của đội ngũ trải dài từ Cấp độ Phát triển 1 (D1) đến Cấp độ Phát triển 4 (D4). Tuy nhiên, trình tự này không phải lúc nào cũng đi lên từ một chiều. Nói cách khác, khi hoàn cảnh thay đổi, nhân viên của bạn là người ở giai đoạn có sự sự tự tin (D4) sẽ trở về giai đoạn (D1) trong một hoàn cảnh, tình huống hoàn toàn mới.

Là một nhà lãnh đạo, bạn cần điều chỉnh mức độ phát triển của đội ngũ và điều chỉnh phong cách quản lý của mình cho phù hợp nhất. Vì vậy, đừng ngại thay đổi một phong cách liên tục để đạt kết quả một cách tốt nhất.

Theo The Ken Blanchard Companies


Kỹ năng lãnh đạo thành công trong mọi tình huống: