Đâu Là Cách Nhà Lãnh Đạo Giúp Nhân Viên Đạt Được Hiệu Suất


Các nhà lãnh đạo ngày nay đang chịu áp lực to lớn trong việc kiến tạo môi trường làm việc hiệu quả cho đội ngũ. Để đáp ứng những yêu cầu đó, các nhà lãnh đạo cần quyền biến phong cách lãnh đạo và mức hỗ trợ phù hợp để nâng cao năng suất của đội ngũ.

Trên thực tế, rất nhiều nhà lãnh đạo đặt ra các mục tiêu và sau đó giao toàn quyền cho nhân viên mà không có bất cứ sự hỗ trợ nào. Phong cách lãnh đạo “để yên / bỏ đi” này dĩ nhiên không đem lại được kết quả tốt nhất. Các nghiên cứu của Blanchard® chỉ ra rằng các phương pháp lãnh đạo kém tối ưu như thế này sẽ làm giảm đi 50% hiệu quả công việc trong tổ chức.

Phong cách lãnh đạo quyền biến là yếu tố then chốt làm nên thành công của nhóm

(Photo freepik.com)


Ngược lại, các nhà lãnh đạo hàng đầu quản trị đội ngũ họ bằng các báo cáo trực tiếp, điều chỉnh phong cách lãnh đạo của mình phù hợp với nhu cầu của từng cá nhân và tham gia đào tạo nâng cao hiệu suất nhóm. Hãy cùng tìm hiểu cách áp dụng giải pháp “The SLII Experience / Lãnh đạo Quyền biến” trong thực tế.

1. Đối với nhân viên không có kinh nghiệm làm việc

Giả sử gần đây bạn đã thuê một nhân viên bán hàng trẻ tuổi, mặc dù đã có kinh nghiệm trong lĩnh vực dịch vụ khách hàng, nhưng cô ấy lại không có kinh nghiệm trong lĩnh vực bán hàng và luôn trong tâm thế sẵn sàng học hỏi. Phong cách lãnh đạo trực tiếp sẽ phù hợp trong tình huống này. Nhà lãnh đạo cần chỉ dẫn cho người mới mọi thứ về quy trình bán hàng, từ thực hiện cuộc gọi bán hàng đến kết thúc giao dịch. Khuyến khích nhân viên tham gia các cuộc gọi bán hàng với sự chỉ dẫn của nhà lãnh đạo để có thể cho cô ấy hiểu rõ về quy trình bán hàng hoạt động và cách thiện tốt. Bạn đưa ra định hướng cụ thể và giám sát chặt chẽ hoạt động bán hàng của cô ấy, lập kế hoạch và các công việc ưu tiên cô ấy phải hoàn thành. Truyền đạt kinh nghiệm cho nhân viên của bạn và để cô ấy thực hành trong các tình huống có rủi ro thấp.

2. Đối với nhân viên có ít kinh nghiệm làm việc

Cũng trong công việc trên, nhưng lần này nhân viên của bạn biết điều cơ bản về bán hàng nhưng chưa thực sự thành thạo. Mặc dù cô ấy biết nhiều hơn về bán hàng so với những người mới bắt đầu và có năng lực thực sự, nhưng vẫn mắc các lỗi sai cản trở cô ấy hoàn thành công việc hiệu quả. Phong cách lãnh đạo huấn luyện, mang tính định hướng và hỗ trợ cao sẽ là lựa chọn phù hợp trong tình huống này. Nhà lãnh đạo cần tiếp tục chỉ đạo và giám sát chặt chẽ công việc bán hàng của nhân viên và khuyến khích họ bày tỏ ý tưởng. Chia sẻ thông tin phù hợp và kịp thời. Hãy đưa ra lời khen ngợi và hỗ trợ trong giai đoạn này để xây dựng sự tự tin, sự cam kết và sự chủ động của nhân viên.

3. Đối với nhân viên có năng lực trong công việc

Sau khi qua hai giai đoạn trên, bây giờ nhân viên bán hàng của bạn đã nắm rõ trách nhiệm công việc của mình và đã có được một số kỹ năng bán hàng tốt. Cô ấy nắm bắt tốt quy trình bán hàng và làm việc tốt với khách hàng, nhưng cô ấy vẫn thiếu tự tin khi không có sự giúp đỡ của bạn hoặc sự hỗ trợ của các đồng nghiệp khác. Ở giai đoạn này, cô ấy là một người năng lực nhưng vẫn thận trọng với cam kết của mình. Đây là thời điểm nhà lãnh đạo nên áp dụng phong cách lãnh đạo hỗ trợ. Vì nhân viên bán hàng của bạn đã học tốt các kỹ năng bán hàng của mình, nên cô ấy cần ít chỉ đạo nhưng cần nhiều sự hỗ trợ để khuyến khích sự tự tin. Nhà lãnh đạo nên giảm mức chỉ đạo và thay vào đó nên khuyến khích và khen ngợi nhân viên. Đây được coi là quá trình cho và nhận giữa người đứng đầu và đội ngũ của bạn. Nhà lãnh đạo giúp nhân viên hoàn thành mục tiêu bằng cách đặt những câu hỏi giúp họ mở rộng suy nghĩ và đồng thời khuyến khích chấp nhận rủi ro có thể xảy ra.

4. Đối với nhân viên có năng lực cao trong công việc

Cuối cùng sau một thời gian học hỏi, nhân viên bán hàng của bạn trở thành người đóng vai trò quan trọng trong đội ngũ. Cô ấy không chỉ thành thạo các nhiệm vụ và kỹ năng bán hàng mà còn hoàn thành tốt những công việc đầy thử thách. Cô ấy lường trước các vấn đề và đưa ra các giải pháp hiệu quả. Cô ấy trở nên tự tin một cách vì đã thành công trong việc quản lý khu vực bán hàng của mình. Cô ấy không chỉ có thể tự mình làm việc mà còn truyền cảm hứng cho những người khác. Ở giai đoạn này, nhân viên của bạn là một người có khả năng tự chủ và bạn tin tưởng năng lực của họ.

Phong cách lãnh đạo trao quyền là phù hợp nhất đối với nhân viên ở cấp độ phát triển này. Trong tình huống này, nhà lãnh đạo nên giao trách nhiệm ra quyết định và giải quyết vấn đề cho nhân viên bằng cách để cô ấy tự điều hành công việc của mình và cho phép hành động độc lập. Những gì nhà lãnh đạo phải làm là ghi nhận thành tích xuất sắc của nhân viên và cung cấp các nguồn lực thích hợp mà họ cần để thực hiện nhiệm vụ bán hàng của mình. Ở giai đoạn này, nhà lãnh đạo cần thách thức nhân viên tiếp tục phát triển năng lực của họ và cổ vũ đội ngũ hướng đến tầm cao hơn.


Kết luận

Một nghiên cứu gần đây về phong cách lãnh đạo cho thấy nhà lãnh đạo áp dụng SLII đạt được được hạn ngạch trung bình bán hàng hàng năm là 105%, cao hơn so với các nhà lãnh đạo chỉ áp dụng phong cách lãnh đạo (54%).

Vậy điểm mấu chốt là gì? Kỹ năng lãnh đạo SLII là yếu tố then chốt làm nên thành công của họ. Mọi nhân viên đều có tiềm năng để đạt hiệu suất cao nhất — nhà lãnh đạo chỉ cần biết họ đang ở mức nào, gặp họ ở đó và lãnh đạo họ trở nên vĩ đại.

Theo BLANCHARD



Kỹ năng lãnh đạo thành công trong mọi tình huống: