Phương Pháp Tiếp Cận Tình Huống Để Lãnh Đạo Hiệu Quả


Nhiều cơ hội phát triển bị bỏ lỡ, năng suất làm việc của nhân viên giảm, tính cam kết thấp, các vấn đề giao tiếp trong doanh nghiệp đang bị bế tắc – đây là những điều các nhà lãnh đạo đang phải đối mặt và giải quyết hàng ngày nhưng vẫn chưa tìm được cách tốt nhất. Vậy chính xác thì đâu là phong cách lãnh đạo đúng đắn để tạo ra một nhà lãnh đạo hiệu quả?

Trong suốt 40 năm nghiên cứu của Ken Blanchard đã chứng minh được rằng, phong cách lãnh đạo tốt nhất chính là phong cách phù hợp với nhu cầu phát triển của nhân viên, người mà bạn đang làm việc cùng. Có phải những nhân viên mới, thiếu kinh nghiệm thì họ sẽ cần sự hướng dẫn và chỉ đạo nhiều hơn không? Và đối với các nhân viên cấp dưới đã có kinh nghiệm và kỹ năng thì họ đều không muốn bị giám sát công việc của mình?

Đâu là phong cách lãnh đạo đúng đắn để tạo ra một nhà lãnh đạo hiệu quả? (Photo freepik.com)

Đọc thêm:

Tất cả chúng ta đều ở các cấp độ phát triển khác nhau tùy thuộc vào nhiệm vụ mà chúng ta đang thực hiện tại bất kỳ thời điểm nào. Để phát huy những điều tốt nhất ở người khác, khả năng lãnh đạo phải phù hợp với từng cá nhân và hoàn cảnh. Cho mọi người quá nhiều hoặc quá ít định hướng đều có tác động tiêu cực đến sự phát triển của họ.

Mô hình SLII®, áp dụng phương pháp tiếp cận tình huống để lãnh hiệu quả. Mô hình này dựa trên niềm tin rằng mọi người có thể và muốn phát triển, và không có phong cách lãnh đạo tốt nhất để khuyến khích sự phát triển đó.

Bốn phong cách lãnh đạo SLII


Có bốn phong cách lãnh đạo cơ bản trong mô hình SLII® để lãnh đạo thành công trong mọi tình huống: chỉ đạo, huấn luyện, hỗ trợ và giao phó. Những phong cách này cũng tương đương với bốn cấp độ phát triển cơ bản: năng lực thấp, năng lực từ thấp đến có ít, năng lực từ vừa đến cao, và năng lực cao.

Người có năng lực thấp cần phong cách chỉ đạo, người có năng lực thấp đến có ít cần phong cách huấn luyện, người có năng lực từ vừa đến cao cần phong cách hỗ trợ và người năng lực cao cần phong cách giao phó.

Mức độ phát triển cũng khác nhau giữa các mục tiêu hoặc nhiệm vụ này sang nhiệm vụ khác. Một cá nhân có thể ở một mức độ phát triển về một mục tiêu hoặc nhiệm vụ và ở một mức độ phát triển khác về mục tiêu hoặc nhiệm vụ khác. Ví dụ, một giáo sư đại học, sẽ thích dạy và viết. Đó là những nhiệm vụ mà người đó sẽ thực hiện tốt và không có sự giám sát. Tuy nhiên, khi nói đến các vấn đề hành chính như quản lý ngân sách và điền vào các báo cáo, thì người này hoàn toàn là một người chỉ có năng lực từ thấp đến có .

Ba kỹ năng của một nhà lãnh đạo SLII

Để trở thành một nhà lãnh đạo SLII để thành công trong mọi tình huống, nhà lãnh đạo cần phải nắm vững ba kỹ năng sau:

1. Thiết lập mục tiêu

Mọi hiệu suất cao đều bắt đầu với những mục tiêu rõ ràng. Làm rõ các mục tiêu bao gồm việc đảm bảo rằng mọi người hiểu hai điều: thứ nhất, những gì họ được yêu cầu làm — lĩnh vực trách nhiệm giải trình — và thứ hai, hiệu suất tốt trông như thế nào — các tiêu chuẩn hiệu suất mà họ sẽ được đánh giá.

2. Chẩn đoán

Nhà lãnh đạo phải chẩn đoán mức độ phát triển của các nhân viên cấp dưới trực tiếp của mình về từng mục tiêu và nhiệm vụ của họ bằng cách xem xét hai yếu tố — năng lực và cam kết. Năng lực là tổng hợp kiến ​​thức và kỹ năng mà một cá nhân mang lại cho một mục tiêu hoặc nhiệm vụ. Cam kết liên quan đến động lực và sự tự tin của một người về mục tiêu hoặc nhiệm vụ.

3. Lựa chọn mức hỗ trợ phù hợp

Nhà lãnh đạo phải có phong cách lãnh đạo phù hợp với nhu cầu và trình phát triển của người mà mình đang lãnh đạo. Không giám sát hoặc giám sát quá mức — nghĩa là cho mọi người quá nhiều hoặc quá ít phương hướng — có tác động tiêu cực đến sự phát triển của nhân viên.

Bất kể các nhà lãnh đạo đang phải đối mặt với những thách thức trong bất kỳ tình huống nào, hãy nhớ rằng tất cả mọi người đều có năng lực lãnh đạo của riêng mình, và điều quan trọng là phải biết nó đến từ đâu và sử dụng nó như thế nào cho hiệu quả.

Kỹ năng Lãnh Đạo SLII giúp các nhà lãnh đạo có thể chẩn đoán được đặc tính và nhu cầu của từng nhân viên, cũng như thấu hiểu được tình hình thực tế biến động, từ đó sử dụng phù hợp và tối ưu cho từng nhân viên, trong từng tình huống, ở từng thời điểm khác nhau.

Theo Ken Blanchard



Kỹ năng lãnh đạo thành công trong mọi tình huống: